Không khó để nhận ra, mối liên kết giữa RPA và con người ngày càng trở nên khăng khít bởi nhu cầu sử dụng RPA đang tăng lên trong những nghiệp vụ văn phòng lặp đi lặp lại, tốn thời gian và thường phát sinh lỗi thao tác. Vậy, có hay không việc RPA sẽ thay thế con người hoàn toàn trong công việc?
RPA (Robotics Process Automation) là công nghệ mô phỏng và tích hợp các hành động của con người tương tác trong các hệ thống kỹ thuật số để thực hiện quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp. So với con người, RPA không cần nghỉ ngơi và không phát sinh lỗi thao tác.
1. RPA sẽ thay thế con người?
Đây dường như là một nỗi sợ “hữu hình”, rằng công nghệ nói chung và robot nói riêng sẽ thay thế con người trong bản đồ nhân sự. Thật ra, nỗi lo lắng này cũng không hoàn toàn vô căn cứ.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, chúng ta đã chứng kiến tình hình việc làm và lương trên nhiều nền kinh tế không mấy khởi sắc. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) vào tháng 1 năm 2010, tổng số người thất nghiệp trên toàn thế giới đạt gần 212 triệu người trong năm 2009.
Trong bối cảnh đó, sự bùng nổ về các phát minh công nghệ chắc chắn sẽ bị coi như một mối đe dọa, và vì vậy, chẳng lạ gì khi bản thân nhân viên của các công ty, đặc biệt những người không làm trực tiếp trong ngành CNTT, sẽ không mấy hào hứng đón nhận những xu hướng công nghệ mới này trong công việc của họ.
Nhưng thực tế quả thực khác xa rất nhiều. Theo McKinsey ước tính, chưa đến 5% số công việc có thể tự động hóa hoàn toàn bởi những công nghệ hiện đại. Đó là bởi mỗi công việc đều có nhiều loại hoạt động, và mỗi hoạt động này lại có nhu cầu tự động hóa khác nhau.
Trong khi đó, để đạt được hiệu quả cao nhất từ tự động hóa, bạn cần ứng dụng RPA vào những đầu việc được chạy trên một quy trình được vạch ra rõ ràng, theo những quy tắc ổn định, và trong một môi trường không có nhiều thay đổi. Thực tế, chúng ta có thể thấy những hoạt động này không nhiều, và vẫn còn rất nhiều hoạt động cần có sự thực hiện và giám sát của con người.
2. Các công việc có tiềm năng tự động hóa quy trình
Với sứ mệnh nâng cao năng suất lao động, tối đa hóa lợi nhuận; RPA có thể được ứng dụng trong các nghiệp vụ mang đặc tính sau:
-Quy trình lặp đi lặp lại, có logic cố định
-Quy trình dễ phát sinh lỗi thao tác, sai sót
-Quy trình liên quan đến dữ liệu số, thực hiện trên nhiều nền tảng và ứng dụng
-Nghiệp vụ đơn thuần mang tính định kỳ, khắt khe về thời gian
-Nghiệp vụ mang tính mùa vụ
-Nghiệp vụ có khối lượng xử lý lớn
3. RPA – Trợ thủ đắc lực giúp con người trong thời kỳ chuyển đổi số
Biểu đồ trên đây cũng cho thấy 3 hoạt động chính có tiềm năng tự động hóa chính là các nhiệm vụ chân tay có thể đoán trước, xử lý dữ liệu và thu thập dữ liệu. Nhưng hãy nhìn vào một ngày làm việc của bạn, kể cả khi bạn là một nhân viên cấp dưới hay một lãnh đạo, các nhiệm vụ của bạn không chỉ nằm trong số đó. Thực tế, còn rất nhiều nghiệp vụ/ công việc có độ sai số lớn như báo cáo, phân tích, xử lý lỗi…đang chờ bạn hoàn thành.
Quay lại những công việc mà RPA có thể làm thay bạn: thu thập dữ liệu, copy & paste, xử lý dữ liệu, chuyển dữ liệu…Đây đều là những công việc mà không mấy nhân viên yêu thích, không chỉ bởi chúng khá nhàm chán, mà còn bởi chúng sẽ không đem lại mấy giá trị về mặt phát triển bản thân cho nhân viên.
Bởi vậy, RPA hoàn toàn không thay thế con người. Trái lại, RPA chính là một trợ thủ đắc lực để con người có thể thực hiện những công việc đòi hỏi khả năng tư duy và kỹ năng cao hơn. Đó là chưa kể rất nhiều các việc làm mới sẽ được sinh ra khi nền công nghiệp RPA lớn dần.
Tóm lại, khả năng thất nghiệp với số lượng lớn là cực kỳ thấp, và còn rất lâu sau này chúng ta mới nhìn thấy được viễn cảnh đó. RPA không thay thế con người, ngược lại, nó còn hỗ trợ con người thực hiện công việc hiệu quả, nhanh chóng và chính xác.