image-42

RPA & AI khác biệt như thế nào?

Nếu quan tâm về thị trường công nghệ, chắc hẳn các doanh nghiệp cũng nhận ra các thuật ngữ như Robotic Process Automation (RPA), Artificial Intelligence (AI),… hiện đang dẫn đầu top từ khóa công nghệ với lượt truy cập tăng chóng mặt. Nhiều người thường hỏi về sự khác biệt giữa RPA và AI, thậm chí một số còn nhầm lẫn tính năng của cả hai công cụ này, dẫn đến việc lựa chọn giải pháp công nghệ không phù hợp, chưa đem lại hiệu quả cao.

Contents

1. RPA là gì?

RPA (Robotic Process Automation) là robot phần mềm tự động hóa quy trình để thay thế lao động trí óc thực hiện tự động các công việc có logic cố định. Đôi khi, những robot phần mềm này còn được xem như “lao động kỹ thuật số”. So với các công cụ tự động hóa khác, triển khai RPA thân thiện hơn, từ đó nhân viên có thời gian học hỏi, sáng tạo, gia tăng những giá trị mới cho doanh nghiệp. Tiêu biểu có thể kể đến WinActor – giải pháp RPA số 1 Nhật Bản, là lựa chọn của hầu hết các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình vận hành và quản lý doanh nghiệp.

2. AI là gì?

Nếu như RPA (Robotic Process Automation) là một giải pháp phần mềm “bắt chước” hành động của con người thì AI (Artificial Intelligence) lại mô phỏng trí thông minh của con người bằng máy móc, đặc biệt là các hệ thống hệ máy tính. Các ứng dụng cụ thể của AI bao gồm xử lý các ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng giọng nói và thị giác, quản lý hệ thống…Cụ thể trong y học, AI hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh CT hay được ứng dụng trong AI Speaker (Smart speaker) để cung cấp dịch vụ cuộc sống “Google Home” hay “Amazon Echo”.

3. RPA khác AI như thế nào?

Nhiều công cụ RPA cho phép thay đổi hay chỉnh sửa kịch bản bằng GUI ngay trên màn hình RPA mà không cần lập trình. Do đó, chỉ cần thành thạo quy trình nghiệp vụ, ai cũng có thể ứng dụng RPA vào công việc của mình. So với AI, khối lượng tự học của RPA ít hơn nhiều nên không yêu cầu background IT. Với những đặc điểm trên, giải pháp RPA đang được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp và được dự đoán sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động đồng thời rút ngắn thời gian làm việc của nhân viên văn phòng.

4. Phát triển sản phẩm kết hợp RPA và AI

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc bắt đầu từ công nghệ đơn giản RPA để nâng cao tỷ lệ ứng dụng IT là cách phát triển bền vững. Chúng tôi xin giới thiệu trường hợp ứng dụng AI bắt đầu từ RPA, cụ thể như sau:

4.1. Mở rộng phạm vi dữ liệu xử lý công cụ RPA

Doanh nghiệp ứng dụng AI-OCR / AI speaker để số hóa thông tin dưới dạng tài liệu giấy, hình ảnh hoặc âm thanh (cấu trúc hóa dữ liệu phi cấu trúc), từ đó mở rộng phạm vi công việc có thể được tự động hóa. Doanh nghiệp sẽ gắn thêm cho Robot tự động hóa RPA con mắt siêu việt của AI-OCR và đôi tai của AI.

4.2. Liên kết với nghiệp vụ cần khả năng phán đoán như thẩm định

Trong tương lai, số lượng các sản phẩm AI được thiết kế chuyên biệt cho mục đích nhất định ngày càng tăng. Khi tích hợp với sản phẩm AI này, RPA sẽ có thể tự động hóa nhiều công việc phức tạp hay bạn có thể hình dung robot tự động RPA được gắn thêm một cố vấn thẩm định AI.

Đều là những giải pháp công nghệ hàng đầu hiện nay, RPA và AI lại có lĩnh vực sở trường khác nhau. Mỗi doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng mục đích sử dụng để có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất; giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *