RPA – robot tự động hóa quy trình hiện đang là giải pháp công nghệ được nhiều doanh nghiệp trên thế giới quan tâm và áp dụng. Chính khả năng tối ưu năng suất lao động đã tạo nên sức hút mạnh mẽ của giải pháp này. Vậy, RPA giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh thế nào? Bài viết sau sẽ làm rõ ưu điểm của RPA qua 2 khía cạnh, chất và lượng.
Kỷ nguyên công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ, các doanh nghiệp đang tích cực tìm kiếm những xu thế và giải pháp tân tiến với mong muốn cải thiện những phương thức kinh doanh truyền thống. Robot tự động hóa quy trình (RPA) là một trong những công nghệ nhận được nhiều sự chú ý nhất trên thế giới hiện nay, nhờ khả năng nâng cao năng suất đáng kể bằng cách tự động hóa các quy trình nghiệp vụ.
Theo Grand View Research năm 2020, quy mô thị trường RPA toàn cầu được định giá 1,57 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 32,8% từ 2021 – 2028. Thị trường được dự đoán sẽ phát triển với sự tích hợp của công nghệ nhận thức và thay đổi quy trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Công cụ RPA giúp triển khai, thực hiện và sắp xếp khối lượng lớn dữ liệu nhanh chóng trong thời gian ngắn với chi phí thấp.
Thực tế, RPA có thể giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất lao động như thế nào?
Về lượng
RPA chính là giải đáp tối ưu cho bài toán chi phí vận hành cũng như chi phí nhân sự cho doanh nghiệp. RPA có khả năng làm việc 24/7/365 ngày mà không cần nghỉ ngơi, nghỉ phép hay chậm trễ. Thậm chí, doanh nghiệp cũng có thể giao phó những nghiệp vụ lặp đi lặp lại cho RPA để thực hiện ngoài giờ hành chính.
Một khách hàng của NTT DATA Việt Nam sau khi áp dụng WinActor đã chuyển công việc nhập liệu xuống ban đêm. Nhờ đó, nhân viên không còn mất nhiều thời gian chờ đợi khi sáng hôm sau đi làm đã có thể xử lý dữ liệu đầu ra. Kết quả là, công việc nhập liệu đã nâng cao năng suất đến 300%; 50,000 đơn hàng bị tồn đọng suốt 3 tháng được giải quyết chỉ sau một tháng áp dụng WinActor.
Bên cạnh đó, theo Software Testing and Big Data Hadoop, phần lớn các nhân viên dành 10-20% thời gian làm việc mỗi ngày để xử lý những công việc đơn điệu và lặp đi lặp lại trên máy tính. Cụ thể, bộ phận IT đang phải dành tới 30% thời gian làm việc hằng ngày để thực hiện những nghiệp vụ cơ bản. Điều này cho thấy, nếu áp dụng RPA để tự động hóa những công việc đơn giản này, nhân viên sẽ tiết kiệm được khoảng thời gian không hề nhỏ để xử lý những công việc khác quan trọng và có giá trị hơn.
Ngoài ra, RPA còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian cho quá trình đào tạo. Khác với con người, robot sẽ không cần trải qua đào tạo để làm quen với công việc, quy định nội bộ của công ty. Ngay sau khi cài đặt, robot RPA sẽ làm việc dựa theo những quy tắc con người đã cài đặt sẵn và có thể hoàn thành công việc với năng suất tối đa.
Về chất
RPA chính là động lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy cải thiện chất lượng công việc cho doanh nghiệp.
Theo báo cáo của IDC vào năm 2012, những nhân viên IT thường tốn rất nhiều thời gian trong 1 tuần khi làm việc với tài liệu. Số thời gian này tiêu tốn của tổ chức tới gần 20,000 USD/ nhân viên/ 1 năm, tương đương với khoảng 21,3% tổn thất đối với toàn bộ năng suất của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp khoảng 1000 nhân viên, số tiền tổn thất này có thể thuê được tới 123 nhân viên mới. Bằng cách áp dụng RPA, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 65% chi phí và thậm chí có khả năng hoàn vốn (ROI) chỉ sau 6 tháng áp dụng.
Dựa theo cuộc điều tra của KPMG năm 2016, những doanh nghiệp đã đi vào áp dụng RPA cho biết 2 minh chứng lớn nhất cho thấy khả năng cải thiện năng suất của công nghệ này chính là giảm thiểu sai sót và nâng cao chất lượng những nghiệp vụ lặp đi lặp lại với độ bảo mật tuyệt đối. Khi áp dụng RPA, nhân viên không phải mất hàng giờ để sửa lại những lỗi sai và hoàn thành lại công việc.
RPA còn góp phần giảm thiểu sự nhàm chán, áp lực trong công việc; nâng cao sự gắn kết giữa các nhân viên. Từ đó, nhân viên có thời gian tập trung hoàn thành những công việc có giá trị, yêu cầu khả năng phán đoán và mang lại nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn.
Rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã áp dụng và công nhận RPA. Hãy cùng NTT DATA Việt Nam khám phá về công nghệ này để không bị bỏ lại trên đường đua chuyển đổi số nhé quý vị!